5 đồ chơi cho bé 6 tháng chơi cả ngày không chán

5 đồ chơi cho bé 6 tháng chơi cả ngày không chán

Chọn mua đồ chơi cho bé theo cách nào là tốt nhất? Điều này khiến nhiều mẹ bỉm sữa đau đầu. Sau tất cả, có rất nhiều đồ chơi dễ thương, bắt mắt mà cha mẹ muốn mua ở các cửa hàng trực tuyến hoặc shop mẹ & bé. Nhưng có một vài thứ quá hiện đại, bé không thích; có những đồ chơi lại quá cơ bản, bé không hứng thú!

 

đồ chơi cho bé 1

Chọn đồ chơi cho trẻ nhỏ tưởng dễ mà chưa bao giờ hết khó

5 đồ chơi phù hợp với trẻ 6 tháng tuổi

“Khi mua đồ chơi cho con, ngoài việc phù hợp với lứa tuổi và để giải trí, hãy đảm bảo nó có thể thúc đẩy sự phát triển và trí tưởng tượng và sáng tạo của bé”, Sandra Heng, trưởng nhóm tại Trung tâm Baby Sensory Singapore, nói. “Hãy tự hỏi: Đồ chơi này kích thích năm giác quan của trẻ như thế nào?”.

Ở tuổi này, đôi tay của bé có thể không đủ mạnh để nắm bắt đồ vật, nhưng thế giới trở nên sống động qua đôi mắt và đôi tai. Chơi đồ chơi giúp tăng cường cơ mắt hoặc tạo ra âm thanh để thu hút sự chú ý của trẻ.

Khi trẻ lớn lên sẽ bắt đầu với tới các vật thể, vì thế hãy cung cấp đồ chơi với các họa tiết thú vị và an toàn cho việc bé tập nói. Lắc một nhạc cụ nhẹ nhàng trước mặt trẻ để thu hút sự chú ý của bé. Đồ chơi tạo cảm giác cũng sẽ khiến tay của trẻ bận rộn hơn.

Dưới đây là gợi ý 5 đồ chơi tốt nhất cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi:

  • Đồ chơi màu đen, trắng và đỏ (độ tương phản cao)
  • Gương cho trẻ
  • Đồ chơi bộ gõ cho bé, chẳng hạn như máy lắc và chuông jingle
  • Đồ chơi cảm giác, chẳng hạn như khối kết cấu, sách vải và đồ chơi mềm
  • Bong bóng

đồ chơi cho bé 2

6 tháng tuổi bé rất thích được nhìn ngắm mình trong gương

Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ cần nhớ một nguyên tắc quan trọng: Nếu con bạn vẫn còn quá nhỏ thì hãy giữ đồ chơi cho độ tuổi lớn hơn cách xa tầm tay trẻ. Vì sao ư?

Vì trẻ thường rất tò mò, chúng có thể bất chợt khám phá ngay cả khi chưa được sự cho phép của bạn. Mà điều này có thể gây nguy hiểm cho bé khi chơi những đồ chơi không hợp với lứa tuổi của mình.

Cách chọn đồ chơi cho bé an toàn

Khi chọn đồ chơi an toàn và giúp trẻ thông minh, mẹ cần lưu ý:

  • Đồ chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được chế tạo từ vật liệu cứng và khó vỡ để không bị nứt hoặc vỡ (bể) khi bé ném mạnh
  • Không cho bé chơi những đồ chơi phát ra tiếng ồn lớn. Những tiếng ồn lớn hoặc hơn 100 decibel gây tổn thương thính giác của bé.
  • Không cho trẻ chơi đồ chơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Những đồ chơi sắc nhọn hoặc chứa len, bông có thể gây ra các vết cắt hoặc dẫn đến nghẹt thở.
  • Kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên. Hãy tìm các bộ phận bị hư hỏng có thể nguy hiểm cho trẻ như mảnh vụn trên đồ chơi bằng gỗ, những bộ phận rời nhỏ hoặc dây tiếp xúc và sửa lại cho trẻ.
  • Luôn cập nhật thông tin xem có hãng đồ chơi nào bị thu hồi hàng hóa do nhiễm độc hay những nguy hiểm khác không, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé yêu nên không có gì là thừa cả.

Mách mẹ cách chọn đồ chơi và trò chơi cho bé

1. Đối với đồ chơi

  • Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi cho bé

Khi chọn mua đồ chơi cho con, có những yếu tố quan trọng cha mẹ cần lưu tâm:

– Món đồ chơi cho bé có thể chơi cùng với người khác, cha mẹ, anh chị em có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ khi cùng chơi.

– Đồ chơi phải nuôi dưỡng được khả năng tập trung và phát triển kỹ năng cho bé.

– Món đồ chơi do cha mẹ chế tạo ra cho con từ những vật dụng hằng ngày cũng vô cùng cần thiết, nó cho trẻ cảm giác yêu thương và an toàn.

Chọn đồ chơi và trò chơi cho bé

Cha mẹ chính là những người đồng hành thân thiết nhất trong quá trình trẻ chơi

  • Mục đích của từng loại đồ chơi

– Đồ chơi kỹ năng căn bản: Để giúp trẻ sớm có những nhận biết căn bản ban đầu, hỗ trợ phát triển tư duy về sau là các món đồ chơi như hình khối, màu sắc, tranh ảnh để phân biệt những khái niệm kích thước, loại hình, công dụng, hình dạng, âm thanh, các loài động vật, cây cỏ….

– Đồ chơi thử thách ý chí trí tuệ: Những món đồ chơi này làm tăng cường hoạt động trí não, rèn luyện thói quen tư duy đồng thời phát triển sự linh hoạt của đôi tay, tác động trực tiếp vào não bộ.

Trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đã rất hứng thú với cảm giác thử thách. Chúng thích cái mới và thích tìm tòi, phát hiện vì trí tò mò đang phát huy cao độ. Cha mẹ nên chọn những loại đồ chơi mang tính sáng tạo, phải tư duy khi chơi chứ không chỉ lấy vui làm chính. Ví dụ đồ chơi xếp hình, lắp ráp mô hình, vẽ tranh, tô màu, dán stiker, ghép tranh… vừa phát triển tư duy, rèn đôi bàn tay khéo léo, sự tinh anh của mắt vừa làm giàu cảm xúc cho bé.

– Đồ chơi phát triển EQ: Những món đồ chơi mà khi chơi trẻ cần phải có “cộng sự” sẽ thúc đẩy trẻ mở rộng mối quan hệ, hình thành tư duy cảm xúc, sự cởi mở, tình thân ái, chẳng hạn như búp bê, bóng, bi, đồ hàng, đồ chơi hướng nghiệp…

2. Gợi ý đồ chơi theo từng độ tuổi theo mẹ Nhật

Đồ chơi trẻ em

Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể hơn về các đồ chơi cho trẻ ứng với từng lứa tuổi:

♦ Giai đoạn 0-3 tháng: Ở thời điểm này, bé chỉ mới biết chú ý đến những thứ có âm thanh và màu sắc chứ chưa thể cầm, nắm đồ vật. Mẹ nên chọn cho bé những đồ chơi có màu sắc rực rỡ, tươi sáng vì mắt bé dễ nhận ra những màu sắc này. Đồng thời, bé đã bắt đầu “thưởng thức” được những âm thanh nhẹ nhàng, dễ chịu.

Gợi ý cho mẹ:

+ Đồ chơi cầm tay: Những món đồ vừa phải với kích thước lòng bàn tay của bé như cây xúc xắc, lục lạc, đồ gặm nướu… Tuy chưa thể cầm đồ chơi, bé vẫn tỏ rõ sự vui thích.

+ MP3 hay hộp nhạc: Âm nhạc là cách tốt nhất để xoa dịu và làm bé thư giãn.

+ Sách vải: Có rất nhiều loại sách được làm từ vải hay các chất liệu mềm dành riêng cho em bé. Bé có thể “đọc” cho đến khi được vài tuổi.

+ Lục lạc và chuông gió: Những âm thanh vui tai từ các loại đồ chơi này chắc chắn sẽ rất cuốn hút bé. Mẹ có thể chọn loại tất (vớ) có lục lạc để bé có thể tự tạo ra âm thanh khi ngọ nguậy đôi chân của mình.

♦ Đồ chơi cho giai đoạn 3-6 tháng

 

Ở giai đoạn này, bé đã có thể dùng tay để với, cầm nắm đồ chơi và thử vân vê theo nhiều góc độ trước khi đưa món yêu thích ấy vào miệng.

Gợi ý cho mẹ:

+ Đồ chơi treo nôi, cũi: Thanh treo đồ chơi thường được thiết kế với nhiều món đồ chơi rực rỡ, đồng thời có thể phát ra những âm thanh ngộ nghĩnh. Mẹ có thể đặt chúng lên trên ghế rung, nôi hay xe đẩy, thảm chơi của bé.

+ Thú nhồi bông: Đây là thời điểm mà nhiều bé đã bắt đầu tỏ ra thân thiết với một loại thú nhồi bông nhất định. Tiêu chí chọn đồ chơi nhồi bông cho bé là món đồ phải mềm và tạo cảm giác dễ chịu, không rụng lông.

+ Thảm chơi: Bé đã biết lật và cần một khoảng không gian để thoải mái “tung hoành”. Một chiếc thảm chơi rực rỡ sắc màu sẽ làm con rất vui đấy.

♦ Đồ chơi cho bé 6-9 tháng

Đồ chơi trẻ em

Bé đã trở nên “mạnh mẽ” hơn rất nhiều, có thể cầm đồ chơi đập xuống sàn hoặc đập hai món đồ chơi vào nhau để tạo tiếng kêu lách cách. Bé cũng đã biết tìm những đồ vật bị giấu, bám vào đồ vật để đứng lên. Những thay đổi đáng kể này sẽ là chỉ dẫn hữu ích cho mẹ trong quá trình chọn mua đồ chơi cho bé.

Gợi ý cho mẹ:

+ Bảng đồ chơi: Bé có rất nhiều mảnh ghép in hình chữ cái, hình ảnh rực rỡ để đính lên chiếc bảng trắng. Với sự “sáng tạo” của bé thì sẽ chẳng có hình ghép nào lặp lại.

+ Bóng: Mẹ có thể chọn những quả bóng bằng vải hay bóng nhựa an toàn cho bé. Đây là món đồ chơi được ưa thích ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau.

+ Khối gỗ: Mẹ có thể chỉ cho bé chất chồng những miếng ghép lên nhau và cùng “công phá” chúng.

+ Đồ chơi tự chế: Rất nhiều đồ vật có thể được biến thành đồ chơi của bé như tô, bát, ly, tách và thìa. Nên lưu ý chọn những chất liệu an toàn, khó vỡ mẹ nhé.

♦ Đồ chơi cho giai đoạn 9-12 tháng

Bé yêu đã trở nên vô cùng năng động với kỹ năng bò, trườn, đi bằng cách bám vào đồ vật. Mẹ sẽ thấy ngạc nhiên về kỹ năng giải quyết vấn đề của bé! Lúc này, mẹ cũng nên nghĩ đến việc sắm thêm vài món đồ chơi mới rồi đấy.

Gợi ý cho mẹ:

+ Đồ chơi đẩy tay: Một chiếc xe đẩy tập đi chẳng hạn, sẽ cho bé cảm giác được tương tác và cho bé cơ hội được thực hành kỹ năng đi.

+ Bảng xếp hình: Giúp bé nhận biết hình dáng đồ vật và rèn sự khéo léo của đôi tay bằng việc chọn hình dạng thích hợp với lỗ trên bảng.

+ Điện thoại đồ chơi: Bé rất thích bắt chước cách mà ba mẹ nghe điện thoại. Vì vậy, chiếc điện thoại đồ chơi sẽ ngay lập tức “hút hồn” con.

♦ 12-18 tháng: Cho trẻ tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút (hình), tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.

♦ 18-24 tháng: Chơi bong bóng xà phòng, câu cá, ném vòng vào cột, xâu hạt qua dây, tập làm ca sĩ, tập nấu ăn với các đạo cụ làm từ bìa xốp, tập cầm bút vẽ lại theo nét đã có sẵn.

♦ 2-3 tuổi: chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, nặn đất sét, vẽ tranh…

Khi chọn đồ chơi cho bé, quan trọng nhất vẫn là phù hợp với độ tuổi để bé có thể phát triển các kỹ năng cần thiết cũng như kích thích hứng thú, chơi không nhàm chán.

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn